Viết đoạn văn như thế nào để thành công lay động người đọc?

Viết đoạn văn từ lâu đã là cách nhanh và hiệu quả nhất để người viết có thể truyền tải được ý kiến, quan điểm của mình đến với người đọc. Bằng cách chia bài văn ra thành nhiều đoạn, người đọc sẽ không cảm thấy khó hiểu trong suốt quá trình cảm nhận những gì người viết muốn truyền tải. Nhưng làm cách nào để hoàn thiện một đoạn văn hay, đúng chuẩn về cả bố cục lẫn nội dung lại là vấn đề cực kỳ nan giải. 

Có những cách viết đoạn văn nào? 

Sáu thể loại văn bản chính trong thế giới văn học hiện nay sẽ tương đương với sáu kiểu viết đoạn văn khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kiểu văn bản được quy định mà sẽ có những cách viết riêng biệt, tức có nghĩa người viết sẽ phải thay đổi câu từ, cấu trúc sắp xếp đoạn văn, cách diễn đạt để phù hợp với từng loại văn bản khác nhau.

Ví dụ, đối với văn bản tự sự, người viết cần chia đoạn văn theo mạch câu chuyện, dùng những ngôn từ mang tính kể chuyện. Nhưng khi sang tới thể loại văn nghị luận, bạn cần sử dụng các lập luận sắc bén, giải thích chi tiết vấn đề đang nói tới và đưa ra dẫn chứng bảo vệ cho luận điểm của mình.

Tìm hiểu bố cục cơ bản để viết đoạn văn 

Trước khi quan tâm đến phần nội dung của đoạn văn thì người viết bắt buộc phải nắm bắt được bố cục cơ bản của một đoạn văn. Từ việc hiểu rõ bố cục, bạn có thể dễ dàng hoàn thiện đoạn văn trong thời gian nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo được người đọc không cảm thấy hoang mang, khó hiểu với những dòng chữ đang hiện ra trước mắt. 

Một đoạn văn cơ bản sẽ bao gồm ba phần chính: mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn:

  • Phần mở đoạn: Ở phần này, người viết sẽ từng bước dẫn dắt người đọc vào vấn đề đang muốn đề cập trong đoạn văn trong khoảng từ 1-2 câu không quá dài, đi thẳng vào trọng tâm, không lan man. 
  • Phần thân đoạn: Xuyên suốt 3-6 câu của phần giữa đoạn văn, người viết bắt buộc phải phân tích thật chi tiết vấn đề mình đang muốn làm rõ, sử dụng ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh, cung cấp đầy đủ thông tin, dẫn chứng cho người đọc. 
  • Phần kết đoạn: Tương tự như phần kết bài, tuy nhiên, đối với kết đoạn, người viết cần tóm gọn lại tất cả những gì đã viết trên đoạn văn trong vỏn vẹn 1 câu nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn để đọng lại trong tâm trí người đọc. 

Viết đoạn văn đầy đủ ba phần mở - thân - kết
Viết đoạn văn đầy đủ ba phần mở – thân – kết

Những cách trình bày chuẩn khi viết đoạn văn 

Văn học Việt Nam hiện nay có ba cách trình bày đoạn văn phổ biến bao gồm: diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp. Mỗi phương pháp sẽ có cách sắp xếp bố cục đoạn văn khác nhau, phù hợp với từng mục đích diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung, nó đều có thể giúp cho bài văn của bạn trở nên sinh động, phong phú hơn.

Theo kiểu quy nạp và diễn dịch 

Quy nạp và diễn dịch là hai kiểu viết đoạn văn đều yêu cầu có câu chủ đề, tuy nhiên, ở phương pháp quy nạp, câu chủ đề thường nằm ở cuối đoạn và đối với diễn dịch, câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn. Nhìn chung, ở cả hai phương pháp này, người viết đều được yêu cầu phải sắp xếp trình tự các ý trong đoạn văn từ nhỏ đến lớn, từ khái quát đến chi tiết và tập trung vào trọng tâm vấn đề, không viết quá rời rạc. 

Theo kiểu tổng – phân – hợp 

Đối với tổng – phân – hợp, người viết đoạn văn bắt buộc sẽ phải có sự phối hợp giữa quy nạp và diễn dịch, đặt câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn văn. Ở phần nội dung, các quy tắc triển khai cũng tương tự như hai phương pháp kể trên. Tuy nhiên, đối với phần kết đoạn, người viết bắt buộc phải khái quát lại một lần nữa, nâng cao, mở rộng vấn đề mình đang muốn nhắc tới hoặc đưa ra một vài đề xuất nếu cần thiết. 

Ba kiểu viết phổ biến mà bạn đọc cần biết
Ba kiểu viết phổ biến mà bạn đọc cần biết

Tham khảo các cách viết đoạn văn khác

Ngoài ba phương pháp vô cùng phổ biến kể trên, được sử dụng rộng rãi ngoài đời sống xã hội cũng như trong chương trình giáo dục phổ thông thì vẫn còn nhiều cách viết đoạn văn khác. Tuy rằng chúng ít được sử dụng nhưng bạn đọc vẫn nên tham khảo để có thể dự phòng cho những tình huống cần thiết: 

  • Đoạn văn song hành: Đây là kiểu đoạn văn không có câu chủ đề. Người viết sẽ tiến hành diễn đạt, triển khai các ý chính song song với nhau mà không cần phải quan tâm đến việc nhấn mạnh, bao trùm bất kỳ nội dung nào trong đoạn văn 
  • Đoạn văn móc xích: Người viết bắt buộc phải thể hiện các ý trong đoạn theo hướng gối đầu, đan xen lẫn nhau thông qua phép điệp từ. Cụ thể, bạn sẽ lặp lại các từ ngữ đã có ở câu trước trong câu sau, nhưng phải thật khéo léo để người đọc không cảm thấy đoạn văn bị nhàm chán, lủng củng.
  • Đoạn văn so sánh: Đoạn văn so sánh được sử dụng trong trường hợp người viết muốn người đọc nhận ra được sự giống và khác nhau của một sự vật, sự việc nào đó. Đoạn văn so sánh được chia ra làm hai cách viết khác nhau đó là so sánh tương đồng và so sánh tương phản
  • Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu: Đây là hình thức viết còn khá xa lạ với học sinh, sinh viên Việt Nam, thường được các nhà văn nổi tiếng áp dụng bởi nó rất khó để có thể áp dụng được một cách nhuần nhuyễn, chỉn chu. 

Đoạn văn song hành
Đoạn văn song hành

Quy trình ba bước để viết đoạn văn hay nhất

Nhiều người thường lầm tưởng rằng, người viết chỉ cần đặt bút xuống và viết những gì mình muốn truyền tải, tuy nhiên, để cho ra đời một đoạn văn hay thì đó là cả quy trình. Một quy trình cơ bản thường bao gồm ba bước, sẽ được bài viết giới thiệu đến bạn đọc sau đây. 

Bước 1: Lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn 

Để tránh tình trạng các ý bị lan man, viết không vô trọng tâm dẫn đến sự hoang mang cho người đọc, bạn cần phải lên dàn ý, ghi lại tất cả những gì bạn muốn viết, sau đó sắp xếp chúng lại theo trình tự phù hợp. Một dàn ý tiêu chuẩn bao gồm: chủ đề đoạn văn, thông tin có liên quan, đối tượng đọc bài viết, cấu trúc chính. 

Bước 2: Tiến hành viết đoạn văn dựa trên dàn ý 

Sau khi đã hoàn tất dàn ý người viết cần bám sát vào dàn ý đã lập sẵn. Bạn cần lưu ý rằng nếu trong quá trình viết, bạn cần tuân thủ trình tự sau: viết câu chủ đề – viết các thông tin chính – viết câu kết đoạn chung. 

Bước 3: Kiểm tra tổng thể đoạn văn 

Đây là bước thường được nhiều người bỏ qua nhất, tuy nhiên, với việc kiểm tra thật kỹ lại những gì mình đã viết sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi sai của mình nằm ở đâu, tìm ra cách khắc phục phù hợp. Không những vậy, nếu là văn bản gửi cho những người có chức quyền, đây là bước có tính bắt buộc và vô cùng quan trọng.

Ba bước giúp viết văn hay
Ba bước giúp viết văn hay

Những bí quyết để viết đoạn văn hay 

Ông bà ta có câu “có công mài sắt, có ngày nên kim”, bằng cách luyện tập thật chăm chỉ, luyện tập đúng cách, bạn chắc chắn sẽ sớm học được cách viết chuẩn bố cục, nội dung và thành công truyền tải được thông điệp mình muốn gửi gắm đến cho người đọc. Trong hành trình ấy, bài viết sẽ đồng hành cùng bạn với những bí quyết sau, được chia sẻ lại từ các thầy cô giáo dạy Văn lâu năm: 

  • Đọc sách: Sách được chắp bút từ những nhà văn nổi tiếng, do vậy, họ sẽ có cách dùng từ phong phú cùng nhiều cấu trúc câu được lập luận chặt chẽ, sắc bén , đủ sức lay động trái tim người đọc.
  • Đảm bảo về mặt nội dung: Để có thể viết thành công một đoạn văn hay, bắt buộc bạn phải viết đi vào trọng tâm chủ đề, cung cấp cho người đọc những thông tin có liên quan. Bạn cần nhớ thật kỹ rằng, một đoạn văn dài nhưng các quan điểm, ý kiến trong đoạn văn không được làm rõ thì cũng sẽ không giúp bạn để lại ấn tượng trong mắt người đọc. 

Học cách viết đoạn văn hay từ những chính giáo viên dạy Văn
Học cách viết đoạn văn hay từ những chính giáo viên dạy Văn

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết chung

Viết đoạn văn không khó, nhưng để có thể thành công chắp bút một đoạn văn hay thì đó lại là cả vấn đề vô cùng nan giải, đó là kết quả của cả quá trình luyện tập không ngừng nghỉ. Nhưng bù lại, với một đoạn văn đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn trình bày, hình thức thì chắc chắn nó sẽ đọng lại mãi trong trái tim và tiềm thức người đọc. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết gần đây