Bạn đang và chuẩn bị bắt đầu học ngành thiết kế đồ họa nhưng lại không biết hiện nay đang có các phần mềm thiết kế đồ họa nào tốt nhất, được ưa chuộng nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Với những người chỉ muốn tìm hiểu căn bản về thiết kế đồ họa thì có thể sử dụng những phần mềm thiết kế đồ họa online được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên với những người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì lại khác, vì lúc này cần phải thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, tạo các bản vẽ, video chuyên nghiệp thì đòi hỏi phải cần đến các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp hơn.
1. Phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Photoshop
Adobe Photoshop (thường gọi là Photoshop, viết tắt là PS) là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nổi tiếng nhất.
Photoshop với khả năng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp mạnh mẽ mà rất nhiều người biết đến, có thể có thể làm nên những hình ảnh ấn tượng; hô biến, chỉnh sửa mọi hình ảnh từ xấu thành đẹp lung linh và ngược lại. Ngoài ra Photoshop còn được dùng trong công việc thiết kế website, vẽ texture cho các phần mềm đồ họa 3D.
2. Phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Illustrator
Adobe Illustrator (thường gọi là Illustrator, viết tắt là AI) là phần mềm thiết kế dạng vector chuyên nghiệp nhất hiện nay. Đây là phần mềm chuyên vẽ để tạo các đối tượng mới chứ không phải dùng để chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop (sử dụng các thuật toán, đối tượng hình học và dựa vào khả năng thiết kế, sáng tạo của người dùng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng hình ảnh cao mà không sợ bị vỡ khi zoom lớn.)
AI được sử dụng nhiều trong việc thiết kế các banner, poster, các nhân vật hoạt hình, đối tượng 2D, cover, namecard và thiết kế logo đẹp và ấn tượng… Tuy nhiên AI chỉ mạnh trong thiết kế đồ họa 2D, cũng có hỗ trợ thiết kế 3D nhưng khả năng hỗ trợ hạn chế.
3. Adobe Indesign
Adobe InDesign (thường gọi là InDesign, viết tắt Id), đây là phần mềm dàn trang chuyên nghiệp của Adobe, được dùng để tạo ra các tác phẩm như tờ rơi, áp phích, tạp chí, báo, sách điện tử và các ấn phẩm kỹ thuật số.
Đây là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa mà bạn cần phải biết vì bạn có thể làm việc với Id như đang vẽ trên AI, tạo ra nhiều trang giống như Word, những tính năng này cũng chính là những nhược điểm của Photoshop và AI (không thể tạo ra nhiều trang với số lượng lớn trong quá trình làm việc).
4. Phần mềm thiết kế đồ họa AutoCad
AutoCAD là phần mềm được dùng để triển khai các bản vẽ kĩ thuật xây dựng trên mặt phẳng 2D hay bề mặt 3D. AutoCAD cho phép người dùng thể hiện hình dạng, kích thước, đặc điểm cấu tạo của các đối tượng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Không chỉ là một công cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nột thất, cơ khí ; AutoCAD còn được ứng dụng nhiều trong thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang hay công nghệ in ấn 3D.
5. Sketchup
SketchUp là một phần mềm mô phỏng 3D, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các kiến trúc sư, các kỹ sư, nhà làm game hay các đạo diễn và nhiều ngành nghề liên quan khác.
Phần mềm này nổi bật hơn một số phần mềm mô phỏng 3D khác vì:
- Không cần phần cứng mạnh như các phần mềm mô hình hóa khác như 3D Max, FormZ, Maya.
- Các mặt, diện được định nghĩa đơn giản dựa trên một miền khép kín.
- Tạo khối đơn giản nhanh gọn bằng công cụ “kéo-đẩy”
- Có thể kết hợp với các trình kết xuất ngoài (Renderer) để cho ra những hình ảnh tốt hơn
- Công cụ chỉnh sửa khối và tạo khối theo đường sinh cho trước
- Hệ thống giao diện với con trỏ đồ họa thông minh cho phép người sử dụng dựng hình vẽ ba chiều trong không gian hai chiều của màn hình.
- Khả năng giao tiếp rộng rãi với các phần mềm mô hình khác.
- Khả năng cho phép mô phỏng, hiệu chỉnh góc chiếu của mặt trời vào tất cả các thời điểm trong năm cũng như bao quát các góc nhìn cho hiệu quả gần như tức thời.
- Bản vẽ được kết xuất ở tốc độ cao dựa trên tốt giản hệ mô hình đa giác thấp, có phong cách trình bày độc đáo.
6. Revit
Revit là một phần mềm hỗ trợ mạnh mẽ các tính năng thiết kế chuyên dụng cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, nhà thầu, họa viên kiến trúc được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Autodesk.
Bộ phần mềm Revit gồm 3 phần được dùng cho các lĩnh vực khác nhau: Revit Architechure dùng cho kiến trúc, Revit Structure dùng cho kết cấu, Revit MEP dùng cho lĩnh vực cơ điện.
7. Adobe Premiere Pro
Adobe Premiere Pro là phần mềm chỉnh sửa, biên tập video theo thời gian thực một cách chuyên nghiệp.
Phần mềm này cho phép người dùng chỉnh sửa video có độ phân giải cao đến 10240*8192, hỗ trợ xuất video với nhiều định dạng khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng, thiết bị khác nhau. Chính vì vậy mà phần mềm này đòi hỏi máy tính của bạn phải có cấu hình đủ mạnh với dung lượng RAM lớn, sử dụng ổ cứng có khả năng đọc ghi cao.
Premiere Pro có thể sử dụng một cách độc lập hoặc phối hợp làm việc với các phần mềm thiết kế đồ họa khác như Photoshop, AI, After Effect, …
8. 3ds Max
3ds Max là một phần mềm thiết kế đồ họa 3d, mô phỏng 3D chuyên nghiệp với nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ cho phép tạo các đối tượng, vật thể 3D. Phần mềm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế nội thất, thiết kế ngoại thất. Phần mềm 3ds Max hỗ trợ nhiều mô hình có sẵn như ấm trà, hình nón, kim tự tháp và hình là cơ sở để tạo nên các mô hình 3D khác nhau.
9. CorelDraw
CorelDraw là một phần mềm giống như Illustrator, đây là một phần thiết thiết kế đồ họa vector, cho phép người dùng sử dụng các công cụ sẵn có để tạo thành các đối tượng khác nhau.
CorelDraw được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thiết kế cover, baner, áp phích, quảng cáo.
10. GIMP
GIMP (viết tắt của GNU Image Manipulation Program) là phần mềm chỉnh sửa hình ảnh phát triển bởi GNU. Đây là phần mềm mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí cho người dùng, phần mềm hỗ trợ trên cả Windows và Linux.
Một số công cụ, phần mềm thiết kế đồ họa đơn giản chuyên thiết kế,chỉnh sửa hình ảnh khác
- Sumopaint
- MS Paint (phần mềm vẽ đồ họa đơn giản của Microsoft)
- Cyberlink
- Vector
- ACDSEE Photo Editor
- Corel Paint
- Inkscape
- Blender
- Paint.NET
- Picasa
- Inkscape
Ngành thiết kế đồ họa là một trong những ngành nghề hot và được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn đang tìm cho mình một ngành nghề mà vẫn còn phân vân thì hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này. Nếu một khi bạn đã quyết định theo con đường thiết kế đồ họa thì ngay từ bây giờ bạn hãy tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa ở trên.