Tính từ là gì trong tiếng Việt và cách dùng đúng 

Tính từ là gì? Liệu bao nhiêu người có thể biết chính xác và trả lời được câu hỏi đơn giản này. Tuy hằng ngày chúng ta đều đang nói, viết rất nhiều tính từ nhưng chưa hẳn ai cũng có thể biết khái niệm và cách dùng của nó một cách rõ ràng. Qua bài viết này có thể mong sẽ cho các bạn một số kiến thức cần biết về tính từ trong tiếng Việt.

Khái niệm tính từ là gì?

Tính từ là gì – những từ dùng khi miêu tả đồ vật, hiện tượng, sự việc, con người. Chúng có thể là từ láy hoặc từ ghép nhưng đa số gặp nhiều từ láy hơn. Tính từ miêu tả nhiều sắc độ để liên tưởng về cảm xúc, mùi vị, tăng khả năng tưởng tượng của các giác quan hơn. 

Tính từ là gì? Chúng ta có đang hiểu sai về tính từ hay không?
Tính từ là gì? Chúng ta có đang hiểu sai về tính từ hay không?

Vị trí của tính từ trong câu ở tiếng Việt

Tính từ trong tiếng Việt là thường đứng sau danh từ và động từ, trái ngược với trong tiếng Anh sẽ là đứng trước danh từ. Khi đứng sau danh từ hoặc động từ, tính từ đảm nhận nhiệm vụ tăng thêm những cấp độ, gợi hình ảnh, âm thanh cho đối tượng đang nhắc đến.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay bắt gặp những tính từ trong giao tiếp nói, đọc và viết. Những tính từ này giúp cho câu từ của chúng ta có cảm xúc và diễn tả được chính xác hơn trạng thái của sự vật, sự việc.

Vậy cụm tính từ là gì? Bên cạnh tính từ, chúng ta cũng hay sử dụng các cụm tính từ làm điểm nhấn cho câu nói. Những cụm tính từ sẽ bao gồm phụ trước, tính từ và phụ sau. Phụ trước thường là những từ chỉ thời gian, phủ định, sắc thái như chẳng, không, hơi, quá, rất.

Vậy cách dùng chính xác của tính từ là gì?

Tính từ đi kèm trong câu sẽ có nhiều chức năng chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ. Tùy vào từng trường hợp mà chúng đóng vai trò khác nhau, hãy cùng tìm hiểu từng vai trò của tính từ trong tiếng Việt là thế nào nhé.

Tính từ làm vị ngữ

Nếu như ở trong câu, tính từ làm chức năng vị ngữ thì đa số chúng sẽ nằm ở cuối câu. Khi làm vị ngữ, tính từ sẽ có nhiệm vụ nâng cao hơn ý nghĩa, sắc thái của danh từ hoặc động từ làm chủ ngữ đứng trước. Đây là đặc điểm nhận dạng tính từ cũng như là dạng câu biểu cảm cơ bản nhất trong tiếng Việt. Lấy một số ví dụ như sau:

Tính từ là gì khi dùng làm vị ngữ

“Buổi tối, các vì sao lấp lánh”. Có thể thấy trong câu này, “các vì sao” là chủ ngữ và “lấp lánh” là vị ngữ. Vị ngữ “lấp lánh” là tính từ chỉ độ lung linh chiếu sáng của các vì sao trên bầu trời đêm. Trong những câu đơn như thế này, tính từ đóng vai trò quan trọng làm vị ngữ và nếu lược bỏ đi câu sẽ không có nghĩa.

Sử dụng cụm tính từ là vị ngữ

“Chiếc áo này hơi rộng”. Trong câu này “chiếc áo này” làm chủ ngữ và “hơi rộng” là vị ngữ. Cụm tính từ “hơi rộng” đã miêu tả được sự không vừa vặn của chiếc áo so với đối tượng mặc. 

Vậy lưu ý sử dụng tính từ là gì? Nếu tính từ làm vị ngữ điều đầu tiên là phải xác định tính từ nào sẽ phù hợp với chủ ngữ và ngữ cảnh đang nhắc đến. Ví dụ với câu ở trên, nếu ta thay bằng “Chiếc áo này hơi thênh thang” sẽ làm cho câu bị mất đi nghĩa ban đầu và không đúng. “Thênh thang” và “rộng” đều là những từ chỉ không gian to lớn tuy nhiên “thênh thang” không dùng chỉ độ vừa vặn của áo quần.

Cách dùng tính từ thường gặp
Cách dùng tính từ thường gặp

Dùng tính từ ở vị trí chủ ngữ

Không chỉ làm vị ngữ, tính từ còn có thể đứng một mình và đảm nhận chức năng làm chủ ngữ. Tính từ làm chủ ngữ thường kết hợp với những trợ từ so sánh ngang bằng hoặc trong những câu mô tả, định nghĩa. 

Ví dụ như câu “Xinh đẹp là sự nổi bật về bề ngoài” thì “xinh đẹp” chính là tính từ làm chủ ngữ, “là sự nổi bật về bề ngoài” chính là vị ngữ của câu. Khi dùng tính từ làm chủ ngữ, thường sẽ là để nêu khái niệm, mô tả tính từ bằng một cụm tính từ khác. 

Cụm tính từ cũng được sử dụng làm chủ ngữ như tính từ, tuy nhiên sẽ có thể làm chủ ngữ.  Ví dụ câu “Rất sang trọng là từ để miêu tả nội thất căn nhà này” chủ ngữ là một cụm tính từ “rất sang trọng”. Tùy theo trường hợp, người dùng có thể linh hoạt sử dụng tính từ hoặc cụm tính từ hợp lý.

Chủ ngữ là tính từ thường là câu mô tả định nghĩa
Chủ ngữ là tính từ thường là câu mô tả định nghĩa

Bổ ngữ chứa tính từ là gì?

Tính từ khi làm bổ ngữ thường sẽ là nằm ở cuối câu và nằm ở thành phần vị ngữ. Tính từ hoặc cụm tính từ lúc này làm chức năng bổ sung thêm sắc thái và ý nghĩa cho sự vật, sự việc có trong câu.

Chẳng hạn như câu “Hôm nay cô ấy tặng tôi một bó hoa thơm ngát”, tính từ nằm ở cuối câu và làm bổ ngữ cho cụm từ “tặng tôi một bó hoa”. Khi làm bổ ngữ, nếu tính từ bị lược bỏ sẽ không làm mất đi ý nghĩa của câu. Tính từ có mặt trong câu để gia tăng thêm liên tưởng về giác quan và của các đối tượng trong câu.

Tính từ bổ sung thêm ý nghĩa sắc thái cho câu nói
Tính từ bổ sung thêm ý nghĩa sắc thái cho câu nói

Cách phân loại tính từ là gì?

Nếu chưa biết cách phân loại tính từ là gì và tính từ trong tiếng Việt có bao nhiêu loại thì bạn nên khám phá phần tiếp theo của bài viết này. Việc phân loại tính từ trong tiếng Việt dựa theo nhiều tiêu chí và được phân thành 2 loại cơ bản dựa trên bản chất của tính từ.

Tính từ tự thân

Đây là những từ có khả năng biểu thị sắc thái, ý nghĩa của sự vật hiện tượng từ ban đầu, tự bản thân những từ đó đã có nhiệm vụ như vậy. Chúng không bị chuyển hóa hoặc biến đổi từ những loại từ khác mà từ ban đầu những từ này đã có chức năng làm tính từ. 

  • Tính từ dùng để nói về màu sắc: đỏ, đen, xám, đo đỏ, xanh ngắt,… Những từ này có thể là từ đơn hoặc từ ghép và được sử dụng với rất nhiều ngữ cảnh nói khác nhau.
  • Tính từ chỉ phẩm chất: hèn hạ, dũng cảm, thông minh, nghiêm túc… Với những tính từ này, thường sẽ dùng cho con người, tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể dùng cho nhân hóa động vật, kể chuyện.
  • Tính từ chỉ kích thước: to, nhỏ, khổng lồ, cao lớn… Những tính từ chỉ kích thước cũng giống với tính từ chỉ màu sắc, chính là để miêu tả đặc điểm bên ngoài của các sự vật, hiện tượng khác nhau.
  • Tính từ chỉ âm thanh: rè rè, ầm ĩ, khe khẽ, xì xào, trầm bổng… Những âm thanh được miêu tả bằng tính từ sẽ có thêm sự liên tưởng cho người đọc vì âm thanh sẽ thứ khó miêu tả trong văn viết.
  • Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, nhiều, ít, tấp nập, thưa thớt… Khi chỉ về lượng hay số lượng, dùng những tính từ sẽ tạo được hiệu ứng liên tưởng rất lớn, người đọc và người nghe có thể dễ dàng tưởng tượng được câu chuyện và sự vật, hiện tượng đang nói đến.

Biến đổi tạo tính từ là gì? 

Trải qua quá trình nói và viết tiếng Việt trong thời gian dài hàng mấy thế kỷ, số lượng tính từ sẽ không đủ để có thể diễn tả những cung bậc cảm xúc cũng như mức độ của sự vật, hiện tượng. Vì vậy đã xảy ra sự biến đổi danh từ và động từ thành các tính từ tạo thành tính từ không tự thân. 

Các tính từ không tự thân chính là kết quả của việc biến đổi đó, những tính từ này ban đầu không có mục đích làm tính từ. Tuy nhiên qua các ngữ cảnh và câu chuyện bên trong nó, người đọc đã sử dụng nó để miêu tả sự vật hiện tượng như một tính từ thực sự. 

Ví dụ như danh từ “nhà quê” được sử dụng làm tính từ “ăn mặc nhà quê” hoặc động từ “chạy” trong từ “mưa chạy” để chỉ những cơn mưa bóng mây diễn ra rất nhanh và đổ xuống bất ngờ. Từ những ví dụ thực tế đó giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn về tính từ là gì.

Tính từ được phân loại rõ ràng
Tính từ được phân loại rõ ràng

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Tính từ là gì cũng như cách dùng của nó cũng như những loại tính từ cơ bản trong tiếng Việt đã được giới thiệu một cách rất chi tiết trong bài viết trên. Người đọc có thể tìm hiểu và thu thập thêm một lượng kiến thức về tiếng Việt mà lâu nay mình đã vô tình bỏ quên để sử dụng câu từ tiếng Việt hợp lý hơn. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết gần đây