Văn nghị luận luôn mang trong mình một tính chất và giá trị riêng biệt ở mỗi chủ đề, mỗi tác phẩm ở những sự việc hay chủ đề khác nhau. Một bài viết về nghị luận luôn đảm bảo có đủ 3 phần quan trọng. Trong đó bao gồm các lập luận, những phân tích vấn đề và cuối cùng là phần phản biện lại. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về khái niệm, mục đích và những đặc điểm cơ bản của loại văn này.
Khái niệm, mục đích và đặc điểm của văn nghị luận
Trước khi đi đến vấn đề chi tiết, chúng ta sẽ tìm hiểu trước về khái niệm, mục đích. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt và nhận biết khi đọc bất kì một bài viết nào. Bài viết này càng trở nên hữu ích hơn cho những em học sinh khi không hiểu về loại văn nghị luận quen thuộc này.
Khái niệm về văn nghị luận
Văn nghị luận là hình thức con người chúng ta sử dụng bằng ngôn ngữ khi muốn đề xuất hoặc nêu lên ý kiến bản thân, hay là một đánh giá và nhận xét về một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Ngoài ra còn bàn luận về những sự việc, hiện tượng, các vấn đề xã hội, về từng tác phẩm nghệ thuật hoặc ý kiến của mọi người.
Trong đời sống ngày nay, chúng ta thường gặp loại văn này dưới các dạng ý kiến đã nêu ra trong những cuộc họp, những bài xã hội luận, bình luận. Chưa kể đến chúng ta còn hay gặp ở những bài phát biểu các ý kiến trên báo chí.
Mục đích của văn nghị luận
Văn nghị luận chính là tiếng nói của người tạo nên bài viết đó khi muốn nói đến một tư tưởng, quan điểm bản thân về một vấn đề. Muốn được như vậy, bài văn yêu cầu phải có những luận điểm rõ ràng, phải có lí lẽ và dẫn chứng thật thuyết phục.
Để đạt được ý nghĩa của một bài văn cần phải đề ra được hướng giải quyết của quan điểm, của những vấn đề đã đặt ra trong bài. Đó chính là mục đích khi một bài viết dạng nghị luận ra đời.
Đặc điểm của văn nghị luận
Luận điểm và luận cứ là 2 mấy chốt cốt lõi trong của một bài văn dạng nghị luận. Hai điểm này luôn kết nối và bổ sung chặt chẽ cho nhau, hỗ trợ với nhau để nêu bật lên những vấn đề muốn nhắc đến.
- Luận điểm là các ý kiến nhằm thể hiện những tư tưởng và quan điểm của tác giả trong bài viết. Chúng ta sẽ bắt đầu từ một luận điểm chính. Sau đó sẽ dùng những luận điểm triển khai để khai thác để làm sáng tỏ vấn đề. Luận điểm phần kết luận chính là bước kết thúc để đúc kết lại vấn đề chúng ta muốn hướng đến.
- Luận cứ lại là những lí lẽ, dẫn chứng. Từ đó chúng ta càng khẳng định cho luận điểm nêu ra ở trên là chính xác. Tóm lại một cách đơn giản thì luận điểm là thứ chúng ta đúc kết được từ một vấn đề và luận cứ chính là câu trả lời tại sao? Nhiệm vụ của luận điểm ấy là gì? Đặc biệt là mức độ tin cậy của luận điểm ấy là bao nhiêu.
Bố cục của một bài văn và cách lập luận
Một bài viết nào cũng cần có bố cục hợp lý để tăng tính hấp dẫn cho người đọc. Ngoài ra, cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra một cấu trúc hoàn chỉnh.
Bố cục của một bài văn
Ngoài ra, cần kể đến cấu trúc của một bài văn nghị luận. Một bài văn luôn có các phần chính bao gồm: Mở bài, thân bài dùng để giải quyết các vấn đề và kết bài.
- Mở bài: Ở đây chúng ta sẽ giải quyết giới vấn đề mà chúng ta nhắc đến, để cho thấy tầm quan trọng của vấn đề.
- Thân bài: Đoạn này sẽ tiến hành triển khai về các luận điểm và sẽ dùng lý lẽ để dẫn chứng lập luận nhằm thuyết phục người đọc nhìn theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài: nêu bật được ý nghĩa và đúc kết lại những luận điểm đã qua.
Những phương pháp lập luận
Một bài viết đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các phương pháp lập luận nhằm tăng tính thuyết phục cho những vấn đề cần phải chứng minh. Thông thường chúng ta sẽ sử dụng một số phương pháp luận chủ yếu
- Giải thích: Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để phân tích sự vật và hiện tượng mà nhiều nhà văn tận dụng để đi chính xác đối tượng muốn nhắm đến.
- Phân tích: Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp này khi cần khẳng định từng phần, phương diện của một vấn đề nào đó nhằm chỉ rõ từng phần của sự việc, hiện tượng.
- Tổng hợp: được sử dụng như là một phép lập luận nhằm rút ra một cái chung từ những cái đã phân tích trước đó.
Các dạng của bài văn nghị luận
Văn nghị luận gồm có 2 dạng là nghị luận xã hội và văn học. Trong đó lại chia ra những dạng văn nhằm nói đến hay đề cập đến những vấn đề, sự việc với những mục đích riêng biệt.
Nghị luận xã hội về những hiện tượng trong đời sống
Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng được đặt ra, có thể là một hiện tượng xấu hay cũng có thể là hiện tượng tốt. Cốt lõi ở một bài văn là cần nêu ra được ý kiến bàn về hiện tượng ấy. Sau đó đưa ra đánh giá hay giải pháp cho vấn đề ấy.
Nghị luận nói về các khía cạnh xã hội có thể nói đến các hiện tượng mới nổi đang nóng hổi hiện nay hay một hiện tượng từ lâu vẫn chưa được giải quyết. Chính vì vậy tính khách quan và chặt chẽ của các luận điểm rất là cần thiết. Nội dung cần phải đầy đủ các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp giải quyết vấn đề.
Khía cạnh văn nghị luận về chuẩn mực đạo đức
Phân tích những mặt đúng, bác bỏ phản biện những mặt sai lệch có liên quan đến vấn đề nêu ra. Từ đó rút ra ý nghĩa, bài học về nhận thức và thực tiễn về tư tưởng đạo lý đó.
Nghị luận văn chương là một dạng khác của văn nghị luận
Nghị luận văn chương thường bàn về những tác phẩm thơ văn nổi tiếng phân tích chuyên sâu đem lại giá trị liên hệ thực tiễn với người đọc. Nói đến thể loại này chúng ta có thể dễ dàng thấy ở những tác phẩm nằm ở sách giáo khoa hay chương trình văn học trong chương trình đào tạo trên giảng đường.
Sử dụng những cách thể hiện khác
Văn nghị luận vốn dĩ rất khô khan và hơi cứng nhắc bởi hệ thống những luận điểm và luận cứ. Chính vì vậy điều cần thiết nhất cần phải đan xen những yếu tố biểu đạt khác như biểu cảm, tự sự… để cho mạch văn trông thật tự nhiên và thật thuyết phục.
- Yếu tố biểu cảm: giúp tăng thêm tính mềm mại cho các vấn đề nghị luận, nên sử dụng những ngôn ngữ và lời nói có tính biểu cảm cao để dễ đánh mạnh vào cảm xúc, tâm lý của bạn đọc, người nghe nhằm gây ấn tượng thật mạnh và càng tăng tính thuyết phục.
- Yếu tố miêu tả, tự sự: làm cho bài văn có một mạch liên tưởng, dễ hình dung chính là yếu tố miêu tả. Khi sử dụng cách kể chuyện cuốn hút sẽ khiến người đọc không bị nhàm chán và càng thuyết phục hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Phương pháp thuyết minh – Tiện lợi trong cách truyền tải
- Viết đoạn văn như thế nào để thành công lay động người đọc?
Lời kết
Tuy nhiên nên biết cách sử dụng thật phù hợp, đúng chỗ, đúng lúc và càng phải thật tự nhiên, tránh việc lạm dụng và phá vỡ mạch nghị luận. Có như vậy, bài văn mới thu hút người đọc và truyền tải hết nội dung muốn nói. Bài viết trên giải thích những khái niệm, mục đích của văn nghị luận một cách chi tiết.