Vì sao góc học tập lại quan trọng? Lợi ích của góc học tập

Vì sao góc học tập lại quan trọng? Góc học tập không chỉ đơn thuần là không gian để học sinh ngồi học mà còn là nơi truyền động lực và cảm hứng cho con trẻ. Chính vì vậy mà việc bài trí một không gian học tập đẹp, phù hợp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cùng tìm hiểu chi tiết về lợi ích cũng như cách trang trí nơi học tập đẹp, khoa học qua bài viết dưới đây.

Lợi ích to lớn của góc học tập

Góc học tập là không gian để học sinh cất giữ sách vở, đồ dùng học tập… Là nơi các em dành thời gian để ôn bài, làm bài và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.

Không gian học tập mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo lớn cho trẻ

Ngoài thời gian học tập ở trường thì việc học tập ở nhà có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, tạo nên không gian thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, ngăn nắp sẽ giúp học sinh có được kết quả học tập cao. 

Sở hữu chốn học tập đẹp mắt, ưng ý và phù hợp với trẻ sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau:

Lợi ích to lớn của góc học tập
Lợi ích to lớn của góc học tập

Tạo sự thoải mái

Có được một không gian học tập riêng tư, chất lượng sẽ mang đến sự thoải mái nhất cho học sinh. Sau mỗi ngày học tập căng thẳng tại trường thì được ngồi vào bàn học ấn tượng, đẹp mắt sẽ giúp con giảm đi áp lực, có được sự vui vẻ và dễ chịu để tiếp tục học bài, làm bài.

Tạo sự hứng thú

Một không gian học tập được sắp xếp khoa học, ngăn nắp sẽ mang đến sự hứng thú cho người học. Nếu bố mẹ tạo được nơi học tập đúng theo sở thích và mong muốn của con yêu thì tinh thần học tập của con sẽ ngày càng được nâng cao. Bé sẽ tự giác ngồi vào bàn học, không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc học cũng trở nên hấp dẫn, thú vị và bớt nhàm chán, căng thẳng hơn rất nhiều.

Tăng khả năng sáng tạo

Xây dựng không gian học tập sinh động, bắt mắt mang lại lợi ích to lớn đến sáng tạo và trí tuệ của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu nổi tiếng, màu sắc và họa tiết hài hòa giúp tư duy và sáng tạo của trẻ phát triển. Vì thế, nếu muốn con yêu có sự nhanh nhạy và đột phá về khả năng sáng tạo, các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc bài trí không gian học tập khoa học và thú vị.

Khi được ngồi học ở góc học tập trang trí đẹp mắt, ấn tượng và đầy sáng tạo, bé yêu sẽ thêm năng nổ, hoạt bát hơn. Về tư duy và ngôn ngữ cũng vì thế trở nên nhanh nhạy và hoạt ngôn hơn. Điều này mang lại những lợi ích tuyệt vời trong sự phát triển và trưởng thành sau này của trẻ.

Rèn luyện tính tự lập

Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy rằng, những đứa trẻ có không gian học tập riêng sẽ có tính tự lập cao hơn những đứa trẻ không có góc học tập. Môi trường học tập khoa học, ngăn nắp sẽ tạo cho các con rèn luyện tính tự giác từ khi còn nhỏ. 

Bé sẽ có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong việc sắp xếp nơi học tập của mình. Không cần bố mẹ nhắc nhở, con sẽ tự biết nhiệm vụ của mình là dọn dẹp, sắp xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng. Điều này đã giúp bé rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng cũng như tự lực cánh sinh ngay từ khi 5 -6 tuổi.

Bí quyết xây dựng không gian học tập đẹp mắt, khoa học

Nắm được tầm quan trọng của không gian học tập như vậy nên bạn cần biết cách bố trí sao cho đẹp mắt và khoa học. Dưới đây là một vài bí quyết mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Chọn vị trí ngồi học cho trẻ

Yếu tố quan trọng đầu tiên khi xây dựng không gian học tập cho trẻ chính là lựa chọn vị trí phù hợp và chất lượng. Các bậc phụ huynh nên đặt bàn học tại nơi yên tĩnh, thoáng đãng và riêng biệt. Trẻ nên ngồi học ở nơi có đầy đủ ánh sáng, không khí và yên ắng, không bị làm phiền bởi những tác động từ xung quanh.

Chọn vị trí ngồi học cho trẻ
Chọn vị trí ngồi học cho trẻ

Nếu có thể, bạn hãy bố trí chỗ ngồi tại nơi có ánh sáng tự nhiên. Luồng sinh khí mới mẻ mang đến sự hào hứng, thích thú và sảng khoái cho trẻ khi ngồi học. Bố mẹ có thể đặt bàn vuông góc với cửa sổ để nhận ánh sáng không quá chói, giúp bé không bị cuốn theo những hoạt động bên ngoài cửa sổ.

Bạn không nên chọn góc học tập của trẻ gần tivi, sẽ làm bé xao nhãng với bộ phim hay chương trình yêu thích. Cũng không nên đặt bàn học nơi ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh sẽ tác động xấu đến tâm lý và tinh thần của trẻ trong lâu dài.

Hướng đặt bàn học phù hợp

Các bậc phụ huynh không nên bỏ qua yếu tố hướng đặt bàn khi bài trí không gian học tập cho trẻ. Bởi vì vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả học tập của trẻ.

Bố mẹ nên kê bàn học ở vị trí yên tĩnh, không để bé nhìn thấy những hoạt động bên ngoài ảnh hưởng đến sự tập trung. 

Cụ thể, bạn không nên đặt bàn đối diện cửa ra vào hoặc cửa sổ sẽ khiến tư tưởng của học sinh bị phân tán. Bé dễ bị dồn tâm lý và dồn sức vào những chuyện ngoài chuyện học. Vì thế, việc học bị sa sút và không đạt hiệu quả.

Bàn học đặt ở giữa phòng hoặc quay lưng với cửa sổ, cửa ra vào cũng là hướng bố mẹ không nên phạm phải. Những vị trí không có phần tựa lưng phía sau sẽ làm bé bất an, không yên tâm trong quá trình ngồi học.

Theo các nhà tâm lý, hướng đặt bàn tốt nhất là đối diện hướng Đông Bắc. Vị trí này được xem là hướng của sự khôn ngoan và học thức. Người học sẽ có được sự minh mẫn, nhanh nhẹn và tri thức để học tập chất lượng.

Không gian học tập ngăn nắp

Một bàn học bừa bộn và thiếu sự khoa học sẽ gây áp lực và khó chịu cho người sử dụng. Chính vì thế mà không gian học tập của trẻ phải đảm bảo sự sạch sẽ và ngăn nắp. Từ sách vở đến đồ dùng học tập, kể cả đồ vật trang trí trên bàn học phải được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng khi cần thiết.

Không gian học tập ngăn nắp
Không gian học tập ngăn nắp

Bài trí không gian học tập ngăn nắp và khoa học

Bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ cách sắp xếp góc học tập sao cho khoa học, tiện lợi để việc học trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Việc tạo thói quen gọn gàng ngay từ bé sẽ giúp trẻ hình thức ý thức khi lớn lên.

Nhiều đứa trẻ không chỉ đặt sách vở, bút thước trên bàn học mà còn có thói quen để đồ chơi quanh bàn học. Bố mẹ cần cân nhắc điều này để đảm bảo bé không bị xao nhãng vào những thứ ngoài học tập. 

Nếu bé đặt đồ chơi trên bàn học thì bạn cần đặt ra nguyên tắc chỉ được chơi sau khi đã học bài xong. Còn với những bé không thể tập trung học tập khi nhìn thấy búp bê, siêu nhân, xe cộ thì tốt nhất bạn không nên để đồ chơi trên bàn học.

Chọn màu sắc bàn học và góc học tập phù hợp

Một không gian học tập quá đơn điệu hay quá nổi bật đều không tốt với học sinh. Các bậc phụ huynh chỉ nên chọn 1-2 màu cơ bản để mang lại sự thoải mái, yên tâm cho người học. Những gam màu ấm áp vừa có tác dụng tăng sự hứng khởi, kích thích sáng tạo vừa mang lại sự nhẹ nhàng và dễ chịu cho trẻ.

Một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo như trắng ngà, vàng nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt, tím,… Những gam màu ấm áp, trẻ trung này có tác động tích cực đến sức khỏe và trí tưởng tượng của trẻ. Nhờ đó mà việc học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Sở hữu nơi học tập phù hợp, đẹp mắt sẽ giúp bé hứng khởi và thích thú trong việc học. Từ đó, bé tự giác ngồi vào bàn học và có cảm hứng hơn.

Bài trí không gian học tập theo sở thích của trẻ

Đừng bỏ qua sở thích của trẻ khi trang trí không gian học tập cho con yêu. Mỗi đứa trẻ ở độ tuổi và giới tính khác nhau sẽ có gu thẩm mỹ cũng như mong muốn khác nhau. Vì thế, bố mẹ nên hỏi ý kiến của con trước khi trang trí góc học tập phù hợp.

Trang trí không gian học tập theo sở thích của con trẻ

Hãy lựa chọn bàn học với màu sắc yêu thích của trẻ. Cùng với đó là sử dụng màu sơn tường hài hòa và phù hợp để tạo cảm giác thích thú cho người sử dụng.

Đừng quên những vật trang trí khác để khiến không gian học tập trở nên đẹp mắt và thú vị hơn. Đó có thể là khung ảnh đẹp để trên bàn, chiếc đồng hồ treo trên giá sách, chiếc đèn bàn sinh động, hộp bút đáng yêu…  Bố mẹ có thể đặt một vài đồ lưu niệm nhỏ xinh trên bàn hay treo chiếc bảng để bé tô vẽ, thời khóa biểu hoặc bức tranh nhiều màu sắc…

Những đồ vật nhỏ xinh vừa góp phần làm nơi học tập thêm ấn tượng, nổi bật vừa giúp các em cảm thấy thích thú, không nhàm chán. Vì thế mà trẻ em luôn trông chờ vào những giờ phút học tập ở nhà mà không cần phụ huynh nhắc nhở.

Chọn kích cỡ bàn ghế phù hợp với trẻ

Kích cỡ bàn ghế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc học của trẻ. Tùy vào độ tuổi, chiều cao của mỗi học sinh để bố mẹ lựa chọn mẫu bàn ghế sao cho phù hợp.

Yêu cầu cơ bản của bàn ghế học sinh chính là bàn và ghế phải tách rời nhau, ghế có thành tựa lưng và chiều cao bàn ghế phải cân đối và phù hợp với tầm vóc của trẻ.

Để giúp bé có tư thế ngồi khoa học và thoải mái, bạn nên lựa chọn ghế có thành tựa hơi ngả về phía sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng. Chiều rộng ghế bằng 2/4 -2/3 độ dài đùi. Ghế có chiều cao bằng 0.27 lần chiều cao của trẻ.

Chiều ngang của bàn tối thiểu 40cm – 50cm, thông thường là 60cm. Nên lựa chọn bàn học có chiều cao bằng 0.46 lần chiều cao của trẻ.

Lựa chọn bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế giúp bé hạn chế các vấn đề học đường như gù lưng, cong vẹo cột sống, cận thị… Bé sẽ ngồi học thoải mái hơn, dù ngồi lâu vẫn không bị mệt mỏi, khó chịu. Từ đó mà vóc dáng cũng như chất lượng học tập đảm bảo.

Có thể thấy rằng, góc học tập có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình học tập và phát triển của học sinh. Chính vì vậy mà bài trí không gian học tập đẹp mắt, khoa học, chất lượng sẽ giúp trẻ học tập tốt, thích thú và năng động. Chúc cho các bậc phụ huynh trang trí nơi học tập cho con yêu gọn gàng, ngăn nắp và sáng tạo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết gần đây