Triết học là gì? Quy luật phát triển, đối tượng nghiên cứu 

Triết học là một loại lý thuyết có thể đem tới cho con người nhiều điều ý nghĩa nghĩa và có giá trị trong cuộc sống hiện đại, cũng như nền văn minh hiện nay. Nguồn kiến thức từ triết học vô cùng dồi dào, để có thể hiểu và nắm rõ, hãy cùng thông qua bài viết này để nghiên cứu những điều xung quanh cụm từ này là gì nhé.

Định nghĩa về triết học

Khái niệm triết học được biết đến vào khoảng thời gian trước công nguyên, từ những thế kỷ VIII cho đến thế kỷ VI. Xuất phát từ những thành tựu vĩ đại ở triết học Hy lạp cổ đại, Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong triết học, nếu ai đã học qua sẽ biết được rằng lý luận có ở trong triết học thì sẽ được hiểu là một hệ tri thức lý luận của con người về thế giới một cách chung nhất. Không những thế lý luận còn thể hiện vai trò cũng như vị trí của con người, những câu hỏi đơn giản và chung chung về những kiến thức, giá trị, tâm trí hay sự tồn tại, lý trí và ngôn ngữ.

Ở trong tiếng Anh, tên gọi của triết học là Philosophy, từ này có nguồn gốc là từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Nghĩa có thể dịch ra theo tiếng Việt là ‘tình yêu đối với sự thông thái. Những thuật ngữ kiểu dạng như ‘triết gia’, ‘triết học’ được cho ra đời và gắn bó chặt chẽ với nhà tư tưởng người Hy Lạp Pythagoras.

Triết học là một khái niệm trừu tượng
Triết học là một khái niệm trừu tượng

Cụ thể trong duy vật biện chứng

Triết học Mác Lênin được coi là loại duy vật biện chứng triệt để. Đây cũng là khoa học về các quy luật trên thế giới, đại diện cho những thứ phổ biến một cách chung  nhất của việc phát triển tự nhiên, cũng như sự vận động của mọi thứ xung quanh. Đặc biệt là giúp cho xã hội phát triển và con người có một tư duy đúng đắn.

Các kiểu quan điểm duy vật về các vấn đề có trong tự nhiên và hội, đều được nguyên lý và các phép biện chứng, gắn kết với nhau. Từ đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hợp thành một hệ thống gồm những lý luận thống nhất.

Bên phương Tây thì triết học được hiểu như nào?

Khái niệm về triết học đã được đưa ra lần đầu tiên tại Hy Lạp. Ở Hy lạp nói riêng và cả châu Âu nói chung, thì thuật ngữ này là sự định hướng cho con người và cũng đồng thời cùng đề cao những điều mà con người khát khao tìm kiếm. Hay có thể còn gọi đó là chân lý đời người.

Tại phương đông cụ thuật ngữ này được hiểu ra sao?

Cụ thể ở Trung Quốc, người ta khi nghe đến khái niệm hay cụm từ của thuật ngữ này, họ sẽ nghĩ tới đó là sự đi tìm bản chất của một hay nhiều đối tượng nào đó. Là trí tuệ hay một sự hiểu biết sâu xa của con người ta.

Ở Ấn Độ, thuật ngữ này còn được gọi với cái tên ‘darshana’, không giống với Hy Lạp. Ý nghĩa của từ này là ‘chiêm ngưỡng’, không phải là sự quan sát, ngắm nhìn thông thường. Mà nó còn có hàm ý sâu xa là tri thức khi dựa vào lý trí, lúc đó là con người sẽ ngẫm nghĩ những điều gì đó, để có thể dẫn lối cho con người ta hướng tới lẽ phải.

Ở Trung Quốc có những điểm đặc biệt về thuật ngữ này 
Ở Trung Quốc có những điểm đặc biệt về thuật ngữ này

Tương quan giữa triết học phương Tây và phương Đông

Sau khi đã hiểu khái niệm từ hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông, ta có thể kết luận rằng, dù là ở đâu thì triết học luôn được coi là sử đỉnh cao của trí tuệ, là một khả năng nhận thức sâu xa về thế giới xung quanh. Thuật ngữ này cũng chính là việc tìm hiểu sâu và nắm bắt được cốt lõi của mọi quy luật, chân lý cũng như bản chất của sự vật, sự việc.

Sau những quãng thời gian phát triển về mọi mặt, thì cho đến hiện tại đã sinh ra nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ này. Tuy vậy, những điểm khác nhau đó vẫn có những điểm tương đồng với nhau. 

Toàn bộ các hệ thống của thuật ngữ này đều là những hệ thống tri thức mang tính tổng quan, thể giới được xem xét trong chính những chỉnh thế khác nhau của chúng. Tìm được ra các quy luật tạo ra sự chi phối trong chỉnh thế, trong xã hội, tự nhiên và trong cả bản thân của mỗi người.

Tóm tắt lại ta có thể đưa ra kết luận rằng triết học vốn là một bộ môn, hệ thống tri thức với việc nghiên cứu, đưa ra lý luận chung nhất, cơ bản nhất về thế giới quan, con người hay là vị trí của con người ở trong thế giới quan đó.

Mối liên hệ phương Đông và phương Tây đều có những điểm chung
Mối liên hệ phương Đông và phương Tây đều có những điểm chung

Những đối tượng nghiên cứu của triết học

Như đã biết thì trong thuật ngữ này xuất hiện nhiều loại đối tượng nghiên cứu, được đổi thay trong nhiều quá trình lịch sử. Mỗi một giai đoạn khác nhau, do nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội và khoa học tự nhiên phát triển. Những đối tượng này có nội dung cụ thể không giống nhau, tuy nhiên nó vẫn xoay quanh những vấn đề về mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài, giữa tồn tại và tư duy.

Chi tiết hơn thì đối với những lý luận như vậy, các đối tượng nghiên cứu sẽ tiếp tục xử lý những vấn đề về các mối quan hệ, nghiên cứu các quy luật chung. Từ đó có thể giúp cho con người có được những nhận thức đúng đắn, tạo ra các hoạt động thực tiễn. Dưới đây chính là điểm chi tiết về những đối tượng nghiên cứu ở từng chu kỳ khác nhau.

Thời điểm ra đời

Dựa vào các hoạt động thực tiễn thì chúng ta phải khẳng định rằng triết học chính là một hình thái cao nhất của tri thức. Nó tồn tại và chứa đựng bên toàn bộ các lĩnh vực mà không có riêng đối tượng nào. Ý kiến này đã tạo ra những quan niệm mới cho rằng, triết học chính là khoa học của mọi loại khoa học, nhất là theo định nghĩa của Hy Lạp cổ đại.

Những nhà triết học đưa ra những ý kiến khác nhau
Những nhà triết học đưa ra những ý kiến khác nhau

Thời trung cổ

Ở các nước Tây Âu khi mà mọi quyền lực của các giáo hội đã phủ kín ở mọi mặt trong đời sống thì thuật ngữ này đã trở thành một tay sai cho thần học. Mọi thứ đã đi theo những hướng tiêu cực, mà khi dựa vào đó quyền lực sẽ càng được nâng cao.

Thời điểm thế kỷ XV-XVI

Đây là thời điểm mà triết học đã mang lại những hướng suy nghĩ mới, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc trong khoa học. Thời kỳ này đã củng cố cho một cơ sở tri thức trở nên bền vững, giúp cho khái niệm triết trở lại thời kỳ đỉnh cao. Các vấn đề trong sản xuất công nghiệp, bộ môn khoa học phải là những khoa học mang tính độc lập.

Thời điểm thế kỷ XVII-XVIII

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa duy vật, dựa vào các nền tảng cơ sở của tri thức và khoa học thực tiễn, trong các cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo đã đạt ngưỡng đỉnh cao. V.I.Lênin đã đánh giá cực kỳ cao với những công lao của các người đã theo chủ nghĩa duy vật tại Pháp. 

Thời điểm đầu thế kỷ XIX

Tại giai đoạn này đã nảy sinh ra nhiều điều thay đổi mang tính cụ thể, như về kinh tế – xã hội, sự phát triển của khoa học, đã là bước đệm cho triết học Mác ra đời. Loại bỏ triệt để khái niệm ‘khoa học của các khoa học’, giờ đây triết học đã xác định đường rõ những đối tượng nghiên cứu, từ đây có thể giải quyết các mối quan hệ .

Những điều cần giải đáp về thuật ngữ này là vô kể
Những điều cần giải đáp về thuật ngữ này là vô kể

Có thể bạn quan tâm:

Quy luật hình thành

Triết học khi ra đời cũng có những quy luật nhất định của nó, quy luật chung chính là những sự hình thành và phát triển được gắn liền với nhiều điều kiện khác nhau như kinh tế – xã  hội, các cuộc đấu tranh giai cấp, các thành tự khoa học, sự đấu tranh giữa các trường phái, đấu tranh giai cấp.

Kết luận

Triết học thông qua bài viết này đã giúp cho bạn hiểu sơ bộ một phần về nó. Thuật ngữ này rất phức tạp và có rất nhiều điều thú vị xoay quanh nó. Hãy theo dõi để cùng biết thêm nhiều điều thú vị về triết học nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết gần đây